TRUNG ĐÔNG
Các nước Trung đông

Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hoá của vùng Phi-Âu-Á về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia vùng Tây Nam Á và Ai Cập. Trong những phạm vi khác, vùng này có thể gộp vào vùng Bắc Phi và/hay Trung Á. Pakistan và Kavkaz nói chung không thuộc vùng này.

Những đặc điểm
Ở thế giới phương tây, Trung Đông thường được coi là một vùng cộng đồng đa số Hồi giáo Ả Rập. Tuy nhiên, vùng này gồm nhiều nền văn hóa và các nhóm dân tộc riêng biệt, như Ả Rập, Assyria, Azerbaijan, Berber, Chaldean, Druze, Hy Lạp, Do Thái, Kurd, Maronites, Ba Tư và Thổ. Các nhóm ngôn ngữ chính gồm: tiếng Ả Rập, tiếng Assyri (cũng được gọi là Aramaic và Siriac), tiếng Hebrew, tiếng Ba Tư, tiếng Kurd và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Đa số các định nghĩa của phương tây về "Trung Đông" — cả trong những cuốn sách tham khảo và trong sử dụng thông thường - định nghĩa vùng này là "các quốc gia ở Tây Nam Á, từ Iran (Ba Tư) tới Ai Cập". Ai Cập, với Bán đảo Sinai của nó ở châu Á, thường được coi là một phần của Trung Đông, mặc dù đa phần diện tích nước này về mặt địa lý nằm ở Bắc Phi.
Các biên giới
"Trung Đông" xác định một vùng văn hoá, vì thế nó không có các biên giới chính xác. Nó thường được tính gồm: Bahrain, Kypros (Síp), Ai Cập, Iran (Ba Tư), Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Bờ Tây và Dải Gaza.
  • Iran thường được coi là biên giới phía đông của vùng, nhưng Afghanistan và tây Pakistan cũng thường được tính gộp vào đó vì mối quan hệ gần gũi (về mặt sắc tộc và tôn giáo) của nó với những nhóm sắc dân đa số của những dân tộc Iran cũng như những liên kết lịch sử của nó với vùng Trung Đông, nó từng là một phần của nhiều đế chế đã từng trải dài trong vùng như các đế chế Ba Tư và Ả Rập.
  • Bắc Phi, hay Maghreb, mặc dù thường bị đặt bên ngoài vùng Trung Đông chính thức, nhưng có những mối liên kết về văn hoá và ngôn ngữ sâu sắc với vùng này, và trong lịch sử cũng đã từng tham dự nhiều sự kiện chính hình thành nên Địa Trung Hải và các vùng Trung Đông gồm cả những sự kiện do người Carthage lúc ấy là thuộc địa của Phoenicia và những nền văn minh Hy Lạp-La Mã cũng như quốc gia [[[Hồi giáo]] của người Berber và các Đế quốc Ottoman gây nên. Bắc Phi, hay Maghreb, thỉnh thoảng được gộp vào và thỉnh thoảng lại bị loại ra khỏi vùng Trung Đông trong cách định nghĩa vùng này của các phương tiện truyền thông đại chúng và trong sử dụng không chính thức, trong khi đa số các học giả tiếp tục coi Bắc Phi là một phần địa lý của châu Phi, nhưng có liên quan chặt chẽ với Tây Nam Á trong các thuật ngữ chính trị, văn hoá, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử, và di truyền học.
  • Vùng Kavkaz, Kypros (Síp) và Thổ Nhĩ Kỳ, dù thường được gộp vào vùng Tây Nam Á dựa trên sự gần gũi về địa lý và tính liên tục, nói chung về mặt văn hoá và chính trị thường được coi là thuộc châu Âu vì lịch sử khác biệt của họ và những mối quan hệ chính trị gần đây với vùng đó.
    Thổ Nhĩ Kỳ không có những đặc điểm châu Âu đó nhưng có những quan hệ lịch sử sâu sắc với châu Âu từ khi nó còn là một địa điểm thuộc Đế chế Byzantine và Đế chế Ottoman, những đế chế có lãnh thổ trải dài sang tận châu Âu. Được coi là một ứng cử viên triển vọng vào Liên minh châu Âu và từ lâu đã là một thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhẫn những đặc trưng muôn thuở phổ biến ở châu Âu và đã không còn giữ nhiều mối quan hệ của nó với vùng Trung Đông ngoại trừ tôn giáo chính của họ là Đạo Hồi.
  • Israel cũng là một nước duy nhất có sự hợp nhất giữa các đặc điểm châu Âu và Trung Đông, vì sự gần gũi về địa lý của họ với miền Cận Đông và đa phần dân cư là người có nguồn gốc Trung Đông (gồm người Do Thái Sephardic, Sabra, người Ả Rập Israel, vân vân), có lẽ nó có nhiều điểm tương đồng với các nước lân cận hơn là những gì đang hiện diện trên báo chí ngày nay.
Các cuộc xung đột
Hiện nay vùng này có đặc trưng bằng những căng thẳng chính trị mãnh liệt bên trong, vấn đề về quyền sở hữu các nguồn nước, cũng như một số vần đề khác có tầm quan trọng nhỏ hơn, như sự hiện diện của người Syria ở Liban, bất đồng về lãnh thổ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Hatay, giữa Ai Cập và Sudan về Tam giác Hala'ib, giữa Ả Rập Saudi và Yemen về địa lý của Ả Rập Saudi, các quyền cá nhân của các dân tộc thiểu số ở Iraq và Bahrain và an ninh của người theo Thiên chúa giáo tại Ai Cập.
Cũng có những căng thẳng đáng kể giữa khu vực Trung Đông và các vùng bên ngoài, đặc biệt là với phương Tây. Chúng bao gồm những vấn đề xuất hiện từ cuộc tấn công Iraq, phương Tây (đặc biệt là Hoa Kỳ) ủng hộ kinh tế Israel, chương trình vũ khí hạt nhân Iran và những luận điệu của chủ nghĩa khủng bố được quốc gia hậu thuẫn từ phía nhiều quốc gia Trung Đông.